Thứ Hai, 21/04/2025
26 C
Hanoi

Thể chế vừa là động lực, vừa là nguồn lực phát triển


Chiều 7/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết vừa được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết vừa được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV - Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết vừa được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV – Ảnh: VGP

Hội nghị do Chính phủ phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan tổ chức; được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cùng dự Hội nghị có Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định quán triệt nội dung về kết quả hoàn thiện thể chế về tổ chức bộ máy để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long trình bày Báo cáo tóm tắt của Chính phủ về tình hình tổ chức triển khai thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9.

Tiếp đó, lãnh đạo các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương trình bày các báo cáo chuyên đề.

Thủ tướng đề nghị tiếp tục dành ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo, nguồn lực con người, thời gian và tài chính cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế - Ảnh: VGP
Thủ tướng đề nghị tiếp tục dành ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo, nguồn lực con người, thời gian và tài chính cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế – Ảnh: VGP

Trong đó, lãnh đạo Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội trình bày Báo cáo tóm tắt những điểm mới, nội dung trọng tâm của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và việc sắp xếp, tổ chức các cơ quan của Quốc hội.

Lãnh đạo Bộ Nội vụ trình bày Báo cáo tóm tắt những điểm mới, nội dung trọng tâm của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Lãnh đạo Bộ Tư pháp trình bày Báo cáo tóm tắt những điểm mới, nội dung trọng tâm của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị quyết về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước; việc chuẩn bị nguồn lực cho công tác triển khai thi hành.

Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ trình bày Báo cáo tóm tắt những điểm mới, nội dung trọng tâm của Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, việc chuẩn bị cho công tác triển khai thi hành.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định quán triệt nội dung về kết quả hoàn thiện thể chế về tổ chức bộ máy để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy - Ảnh: VGP
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định quán triệt nội dung về kết quả hoàn thiện thể chế về tổ chức bộ máy để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy – Ảnh: VGP

Nhiều chính sách mới, có tính đột phá, chưa có tiền lệ

Theo các báo cáo tại hội nghị, các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường thứ 9 đã quy định nhiều chính sách mới, có tính đột phá, chưa có tiền lệ, tạo hành lang pháp lý để xử lý những vấn đề thực tiễn, tháo gỡ “điểm nghẽn về thể chế, chính sách”, thể hiện rõ sự “đột phá về tư duy lập pháp”, tinh thần đổi mới, dám nghĩ, dám làm của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong đề xuất xây dựng luật và tinh thần đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp của Quốc hội.

Trong đó, việc sửa đổi các luật về tổ chức bộ máy Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương đã phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước, mối quan hệ giữa Quốc hội, Chính phủ với chính quyền địa phương, xác định rõ nguyên tắc, cơ chế phân cấp, phân quyền, ủy quyền giữa Trung ương và địa phương.

Việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện với tinh thần đổi mới, đột phá về cả tư duy, cách làm, thẩm quyền, quy trình xây dựng, ban hành văn bản với tinh thần thông thoáng, quy trình đơn giản, ngắn gọn, đồng thời tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trình bày Báo cáo tóm tắt của Chính phủ về tình hình tổ chức triển khai thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 - Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Lê Thành Long trình bày Báo cáo tóm tắt của Chính phủ về tình hình tổ chức triển khai thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 – Ảnh: VGP

Đây là Luật đặc biệt quan trọng, việc sửa đổi góp phần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nút thắt về thể chế, khơi dậy mọi tiềm năng và khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển.

Nghị quyết số 190/2025/QH15 đã kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, tránh khoảng trống pháp luật trong điều kiện chưa thể sửa đổi, bổ sung số lượng rất lớn các văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước và toàn xã hội.

Nghị quyết số 193/2025/QH15 đã quy định nhiều chính sách đặc biệt, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia như: Chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; việc cấp kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo cơ chế quỹ – thông qua các quỹ phát triển khoa học và công nghệ; cơ chế khoán chi; vấn đề thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ…

Về công tác triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 9, Đảng ủy Chính phủ đã làm việc từ sớm với Đảng ủy Quốc hội để thống nhất nội dung Kỳ họp.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh báo cáo tại phiên họp - Ảnh: VGP
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh báo cáo tại phiên họp – Ảnh: VGP

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành chủ động phối hợp ngay từ đầu với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình soạn thảo, trình, thẩm tra các dự án luật, nghị quyết nhằm tạo sự đồng thuận cao, thuận lợi cho công tác triển khai thi hành.

Ngay sau Kỳ họp, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành rà soát, xác định đầy đủ nội dung Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được giao ban hành văn bản quy định chi tiết; phân công cơ quan chủ trì, phối hợp và thời hạn trình, ban hành văn bản.

Dự kiến dành thêm 10.000 tỷ đồng để triển khai Nghị quyết 57

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, kết quả công tác xây dựng pháp luật, trình Quốc hội ban hành các luật, nghị quyết tại Kỳ họp bất thường vừa qua cho thấy, việc gì cũng khó, nhưng nếu chúng ta quyết tâm, mạnh dạn làm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị thì khó mấy cũng làm được.

Cùng với đó, phải tiếp tục phát huy quan điểm tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, làm việc nào ra việc đó, làm việc nào dứt việc đó; việc phân công phải “5 rõ”: Rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm.

Thủ tướng cho biết, để chuẩn bị cho Kỳ họp, Chính phủ đã giao các Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo rà soát các vướng mắc cần tháo gỡ, những nội dung cần bổ sung kịp thời, hiệu quả. Nhân dịp này, Thủ tướng trân trọng cảm ơn sự đồng hành của Quốc hội, các cơ quan liên quan; các chuyên gia, nhà khoa học, nhân dân, doanh nghiệp đã tích cực đóng góp ý kiến xây dựng các luật, nghị quyết đúng quy định, rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng.

Thủ tướng nêu rõ, Hội nghị đã thống nhất, đồng tình rất cao với các báo cáo, vì vậy cần tổ chức thực hiện thật tốt các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua, tinh thần là “Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi”.

Thủ tướng Chính phủ đã giao các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực, các Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo khẩn trương xây dựng, lấy ý kiến, hoàn thiện, ban hành và trình ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các luật, nghị quyết vừa được thông qua, với yêu cầu phải hoàn thành trong tháng 3/2025; đồng thời hoàn thành việc ban hành các văn bản hướng dẫn khác còn nợ đọng chậm nhất trong tháng 4/2025.

Theo Thủ tướng, quá trình thực hiện, triển khai các luật, nghị quyết sẽ có những vấn đề nảy sinh, vì có nhiều vấn đề mới, khó, quy định thí điểm, vì vậy cần chú ý lắng nghe ý kiến phản hồi, góp ý của những người thực thi, các đối tượng tác động, các nhà khoa học, người hoạt động thực tiễn, người dân và doanh nghiệp.

Việc tổ chức triển khai phải rất quyết tâm, phát sinh vướng mắc ở đâu thì phải phát hiện kịp thời, chỉ ra rõ địa chỉ, nội dung để trao đổi kỹ lưỡng, tiến hành sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì luật hóa, đưa vào quy định, tiếp tục thực hiện, những nội dung còn biến động nhiều, biến động nhanh thì tiếp tục thí điểm, mở rộng dần, tinh thần là cầu thị, kịp thời, linh hoạt trong phản ứng chính sách.

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP
Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự Hội nghị – Ảnh: VGP

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, các cơ quan phải coi trọng công tác truyền thông chính sách; các cơ quan truyền thông, báo chí phải tích cực vào cuộc hơn nữa, nhất là phân tích những vấn đề mới, khó, phản ánh những bất cập, vướng mắc, đề xuất, ý kiến của những người thực thi chính sách.

Người đứng đầu Chính phủ lưu ý cần phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, hiệu quả giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị trong công tác xây dựng, thực thi pháp luật, với tinh thần đặt cái chung, lợi ích chung lên trên hết, trước hết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, tháo gỡ được các vướng mắc, huy động được nguồn lực, mục tiêu cuối cùng là giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Thủ tướng đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành, các cơ quan liên quan, các địa phương tiếp tục dành ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo, nguồn lực con người, thời gian và tài chính cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng, bảo đảm tiến độ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm chế độ, chính sách phù hợp cho những người làm công tác này.

Thủ tướng cho biết qua thực tiễn chỉ đạo, điều hành còn rất nhiều vướng mắc cần giải quyết. Ví dụ về phát triển nhà ở xã hội, Thủ tướng đã giao chỉ tiêu rất cao cho các địa phương, nhu cầu thì rất lớn, như vậy phải có cơ chế, chính sách ưu đãi; tuy nhiên hiện nay việc chuẩn bị chủ trương đầu tư, thủ tục triển khai một dự án nhà ở xã hội trung bình mất khoảng 3 năm, việc xây dựng nhanh cũng mất 2 năm, như vậy phải mất 5 năm mới xong được một khu chung cư nhà ở xã hội, thậm chí lâu hơn.

Do đó, các cơ quan đang đề xuất một số chủ trương như cho phép thực hiện các thủ tục cùng lúc, thí điểm giao dự án nhà ở xã hội cho chủ đầu tư, địa phương phải giải phóng mặt bằng, cấp ủy, chính quyền phải vào cuộc…

Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh cần quán triệt sâu sắc để triển khai thật tốt quan điểm xác định thể chế là “đột phá của đột phá”, nhưng đang là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”; thể chế phải thông thoáng, hạ tầng phải thông suốt, quản trị phải thông minh; thể chế là nguồn lực và là động lực, thể chế vừa tạo ra động lực, vừa tạo ra nguồn lực; đầu tư cho thể chế là đầu tư cho phát triển, phải xứng đáng với công sức, tâm huyết, chất xám, trí tuệ của những người làm công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế.

Đồng thời, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng; bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; phát huy tối đa sự chủ động, sức sáng tạo của từng cá nhân, tập thể, chủ thể; chú ý lắng nghe ý kiến của đối tượng tác động, những người làm thực tiễn, người dân, doanh nghiệp và tham khảo kinh nghiệm, kiến thức quốc tế (như về đường sắt tốc độ cao, nhà máy điện hạt nhân…).

Riêng về thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, Thủ tướng cho biết dự kiến sẽ dành khoảng gần 10.000 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi để đáp ứng yêu cầu bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách năm nay cho lĩnh vực này, cùng với các nguồn khác như phát hành trái phiếu, điều chuyển nguồn vốn từ nơi này sang nơi khác… Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương phải xây dựng đề án, dự án cụ thể để Chính phủ bố trí ngân sách.

Với tinh thần thượng tôn pháp luật, với mục tiêu đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật theo Nghị quyết số 27 của Trung ương, Thủ tướng tin rằng công tác xây dựng và thực thi pháp luật ngày càng đổi mới, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Phê duyệt điều chỉnh Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, tổng mức đầu tư tăng lên gần 110.000...

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 vừa được điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng, từ mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư đến danh sách chủ đầu tư các hạng mục thành phần, thời gian hoàn thành cơ...

Nỗ lực, cố gắng hơn nữa để cơ bản hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong quá trình triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 và các dự án giao thông kết...

Cùng chuyên mục

Đọc thêm

Dự báo giá heo hơi ngày 1/4/2025: Kỳ vọng phục hồi hay tiếp tục dò đáy?

Thị trường heo hơi cả nước đang chứng kiến chuỗi ngày giảm giá kéo dài, đặc biệt tại khu vực miền Bắc và miền Trung. Bước sang tháng 4/2025, liệu giá heo hơi có thể hồi phục khi nguồn cung vẫn dồi dào nhưng nhu cầu tiêu thụ chưa thực sự khởi sắc? Dự báo giá...

Dự báo giá tiêu ngày 1/4/2025: Sẽ chạm mốc mới sau khi neo cao nhiều ngày?

Giá tiêu trong nước hiện đang duy trì ở mức cao nhất kể từ đầu năm 2025. Dù thị trường thế giới có một số điều chỉnh nhẹ, nhưng xu hướng giữ hàng chờ giá lên của nông dân tiếp tục góp phần đẩy giá tiêu trong nước neo ở vùng đỉnh. Liệu giá tiêu ngày mai 1/4 có tiếp tục đi ngang hay bật tăng? ...

Dự báo giá cà phê ngày 1/4/2025: Liệu có bứt phá đầu tháng mới?

Giá cà phê trong nước tiếp tục neo ở mức cao khi người dân Tây Nguyên giữ hàng chờ giá tốt hơn. Trong khi đó, thị trường thế giới ít biến động trước thông tin về nguồn cung mới từ Nam Mỹ. Liệu giá cà phê ngày mai (1/4/2025) có bước sang tháng mới với đà tăng mới? ...

Giá gas hôm nay 31/3/2025: Thị trường trong nước có thể tiếp tục “đi xuống”?

Giá khí tự nhiên thế giới tăng 2,39% trong ngày 31/3/2025, mở ra nhiều khả năng điều chỉnh giá gas trong nước vào tháng 4. Trong nước, dự báo giá gas có thể sẽ còn tiếp tục giảm trong tháng tới. Giá gas hôm nay 30/3/2025: Tiếp tục giảm, dự báo gas tháng 4 sẽ còn...

Thị trường kim loại quý hôm nay 31/3/2025: Vàng “lấp lánh” trở lại ngôi vương, bạc bất ngờ suy giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay lập đỉnh mới 100,6 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tái lập mốc lịch sử, trong khi giá bạc có sự suy giảm nhẹ và kim loại đồng quay đầu do ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ. Giá vàng: Vàng miếng và vàng nhẫn lập đỉnh, chênh lệch với thế giới nới rộng Kết thúc tuần giao...

Giá cao su hôm nay 31/3/2025: Bật tăng trước diễn biến xấu ở Thái Lan

Giá cao su ngày 31/3/2025 ghi nhận xu hướng tăng nhẹ tại các thị trường chủ chốt như Trung Quốc và Nhật Bản. Nguyên nhân chủ yếu đến từ lo ngại thời tiết xấu tại Thái Lan – quốc gia sản xuất cao su lớn nhất thế giới – có thể ảnh hưởng đến sản lượng ngắn hạn. Tuy Thị trường cao su thế giới: Tăng...

“Vàng đen” trở lại: Giá nông sản này tăng cao nhất 9 năm, nông dân Tây Nguyên trúng lớn

Đang là chính vụ hồ tiêu tại Đắk Lắk – nơi được mệnh danh là “vương quốc vàng đen” của Tây Nguyên. Những trụ tiêu cao vút, nặng trĩu hạt đỏ xen lẫn xanh đung đưa dưới nắng cháy, báo hiệu một mùa thu hoạch đầy hy vọng trong bối cảnh giá tiêu tăng cao nhất từ năm 2016 đến nay. ...

Dự báo giá gas tháng 4/2025: Giá trong nước tiếp tục “hạ nhiệt”?

Giá gas trong nước tháng 3/2025 tiếp tục xu hướng giảm mạnh, kéo dài chuỗi điều chỉnh giá từ đầu năm. Với mức giảm từ 2.000–10.500 đồng/bình, thị trường đang mở ra kỳ vọng giá gas tháng 4 sẽ tiếp tục “hạ nhiệt” – giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí năng lượng. ...

Giá bạc hôm nay 31/3/2025: Có biến động lạ trong khi vàng lại “cá chép hóa rồng”

Giá bạc ngày 31/3/2025 ghi nhận giảm nhẹ tại một số doanh nghiệp, trong khi giá vàng giữ nguyên mức cao, tiếp tục vượt mốc 100 triệu đồng/lượng, duy trì chênh lệch lớn so với giá quốc tế. Giá bạc giảm nhẹ, thị trường xuất hiện tín hiệu đầu cơ mới Tại Hà Nội, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý niêm...

Giá kim loại đồng hôm nay 31/3/2025: Giảm mạnh sau mốc kỷ lục, áp lực từ thuế quan Mỹ gia tăng

Giá kim loại đồng ngày 31/3/2025 giảm 0,8% xuống 9.778,4 USD/tấn do lo ngại về chính sách thuế nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Thị trường đồng chịu áp lực bán sau khi đạt đỉnh chín tháng vào đầu tuần. Áp lực từ thuế quan khiến giá kim loại đồng quay đầu giảm Theo ghi nhận mới nhất, sau khi vượt mốc 10.000 USD/tấn...

Giá thép hôm nay 31/3/2025: Giá thép cuộn cán nóng biến động trái chiều

Giá thép trong nước ngày 31/3/2025 ổn định quanh mức 13.400 – 14.000 đồng/kg, trong khi thị trường thép quốc tế ghi nhận biến động trái chiều tại Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và châu Âu. Giá thép xây dựng trong nước Tính đến ngày 31/3/2025, giá thép xây dựng nội địa duy trì ổn định, không có biến động lớn so với...

EU mạnh tay với LNG Nga: Cấm tái xuất tại khắp các cảng châu Âu, nhưng đây là lý do Nga vẫn “sống khỏe”

Lệnh cấm tái xuất khí hóa lỏng (LNG) của Nga qua các cảng châu Âu chính thức có hiệu lực, đánh dấu một bước đi cứng rắn từ EU nhằm hạn chế nguồn thu năng lượng của Moscow. Dù chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng lượng xuất khẩu LNG của Nga, lệnh cấm này vẫn có thể khiến Moscow gặp khó về hậu cần và chi phí. ...

Giá sầu riêng hôm nay 31/3/2025: Thị trường chững lại, giá mua vào phân hóa theo loại

Giá sầu riêng hôm nay 31/3/2025 tại thị trường Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ghi nhận mức chững lại so với cuối tuần trước, tuy nhiên mức giá thu mua có sự phân hóa rõ nét giữa các loại và từng kho thu mua. Giá sầu riêng Thái A tại một số kho vẫn duy trì ở mức cao, từ 120.000 – 125.000 đồng/kg, tuy...

Giá lúa gạo hôm nay 31/3/2025: Thị trường đi ngang, gạo xuất khẩu giữ đà tăng nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn giữ nhịp ổn định. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu duy trì đà tăng nhẹ cuối tháng 3, ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường quốc tế. Giá lúa tươi ổn định, giao dịch chậm Theo cập nhật mới nhất từ Sở Nông nghiệp và...

Giá heo hơi hôm nay 31/3/2025: Giảm mạnh, nhiều nơi chạm đáy 66.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay (31/3) tiếp tục giảm tại miền Bắc, duy trì ổn định ở miền Nam và có xu hướng chững lại tại miền Trung - Tây Nguyên. Trong khi đó, dịch tả heo châu Phi vẫn là mối đe dọa lớn tại nhiều địa phương có tổng đàn lớn. Miền Bắc: Giá heo hơi giảm mạnh, nhiều nơi chạm đáy 66.000 đồng/kg...

Giá xăng dầu hôm nay 31/3/2025: Dầu thế giới giảm nhẹ, xăng trong nước giữ mức cao

Giá xăng dầu hôm nay ngày 31/3/2025 tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm nhẹ trên thị trường thế giới, trong khi thị trường nội địa vẫn duy trì mặt bằng giá cao sau kỳ điều chỉnh gần nhất. Cập nhật từ trang Oilprice lúc 4h sáng, dầu WTI và Brent đều giảm phiên thứ hai liên tiếp. Giá dầu thô thế giới giảm nhẹ ...

Giá cà phê hôm nay 31/3/2025: Thị trường thăm dò, giá đi ngang, nông dân vẫn găm hàng

Giá cà phê hôm nay 31/3/2025 trên thị trường nội địa và quốc tế duy trì xu hướng đi ngang sau chuỗi phiên điều chỉnh. Cập nhật lúc 4h30 từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), các mức giá đang phản ánh trạng thái thăm dò của thị trường, khi nguồn cung có xu hướng tăng nhưng tâm lý găm hàng vẫn chiếm ưu thế. ...

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025: Thị trường ổn định, giá neo ở mức cao do nguồn cung hạn chế

Giá tiêu hôm nay tại thị trường nội địa tiếp tục đi ngang, giữ ổn định ở mức cao nhờ tâm lý găm hàng của nông dân và nhu cầu xuất khẩu lớn. Giá tiêu thế giới cũng duy trì trạng thái bình ổn dù Indonesia ghi nhận mức giảm nhẹ trong tuần qua. Giá tiêu trong nước hôm nay 31/3: Giao dịch quanh mốc 159.000...

Động đất Myanmar khiến giá một kim loại công nghiệp tăng vọt, Trung Quốc “đứng ngồi không yên”

Trận động đất mạnh 7,7 độ tại Myanmar không chỉ gây ra thảm họa nhân đạo mà còn làm rung chuyển thị trường kim loại toàn cầu. Mặt hàng này quan trọng trong sản xuất điện tử - bất ngờ vọt lên đỉnh hai tuần do lo ngại nguồn cung từ Myanmar bị gián đoạn nghiêm trọng. Giá thiếc chuẩn trên Sàn giao dịch kim loại...

Tác giả “Cha giàu, cha nghèo” chỉ ra loại tài sản có thể vượt mặt vàng và Bitcoin trong hai tháng tới

Robert Kiyosaki – tác giả cuốn sách tài chính nổi tiếng toàn cầu “Cha giàu, cha nghèo” – vừa đưa ra dự báo bất ngờ về một tài sản có hiệu suất tốt nhất trong ngắn hạn, thậm chí vượt mặt cả vàng và Bitcoin trong vòng hai tháng tới. Trong một bài viết chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội X (trước đây là...

Giá vàng lập đỉnh lịch sử, người Ấn tăng mua ETF vàng chưa từng thấy

Khi thị trường chứng khoán Ấn Độ suy yếu và giá vàng lập đỉnh lịch sử, người dân nước này đã chuyển dòng tiền mạnh mẽ sang các quỹ ETF vàng và gia tăng vay vốn bằng cách thế chấp vàng. Đây được xem là làn sóng đầu tư mới của các hộ gia đình Ấn Độ giữa bối cảnh bất ổn kinh tế trong và ngoài nước. ...

Dự báo giá cà phê hôm nay 31/3/2025: Trong nước “quay xe”, dấu hiệu phục hồi sau chuỗi ngày giảm giá?

Giá cà phê hôm nay (30/3) tại khu vực Tây Nguyên giảm nhẹ, phản ánh diễn biến lặng sóng của thị trường thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh cung hạn chế và nhu cầu xuất khẩu vẫn lớn, liệu giá cà phê ngày mai có khả năng bật tăng trở lại? Dự báo giá cà...

Dự báo giá tiêu ngày 31/3/2025: Giữ đỉnh, liệu tháng 4 sẽ thiết lập kỷ lục mới?

Giá tiêu hôm nay (30/3/2025) đi ngang tại các tỉnh trọng điểm nhưng vẫn duy trì vùng đỉnh nhiều năm trở lại đây, dao động từ 159.000 – 160.000 đồng/kg. Dự báo thị trường ngày mai sẽ tiếp tục ổn định, trong bối cảnh nguồn cung bị siết và nhu cầu xuất khẩu tăng cao. Dự...

Dự báo giá heo hơi ngày 31/3/2025: Dư cung, sức mua yếu, giá sẽ còn “rớt thảm”?

Giá heo hơi hôm nay (30/3/2025) tiếp tục giảm sâu ở cả ba miền, đặc biệt là miền Bắc – nơi ghi nhận mức thấp nhất cả nước. Với nguồn cung dồi dào nhưng sức mua yếu, thị trường được dự báo sẽ tiếp tục trầm lắng trong những ngày tới. Dự báo giá heo hơi...

Giá xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ và Trung Quốc đồng loạt tăng, chạm mốc cao nhất trong gần 1 năm

Bất chấp khối lượng xuất khẩu giảm, giá bình quân tôm Việt Nam xuất sang Mỹ và Trung Quốc trong tháng 2/2025 đều tăng mạnh, đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2023. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành tôm giữa lúc cạnh tranh toàn cầu vẫn gay gắt. Theo Undercurrent News, tháng 2/2025 ghi nhận nhiều biến động trái chiều trong xuất khẩu...

Giá vàng tuần tới được dự báo tiếp tục tăng mạnh, giới chuyên gia lạc quan, ngưỡng quan trọng đang ở rất gần

Theo khảo sát mới nhất từ Kitco News, đa số chuyên gia tài chính và nhà phân tích thị trường tin rằng giá vàng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tuần tới, giữa bối cảnh căng thẳng địa chính trị, áp lực lạm phát và các yếu tố kinh tế bất định. Trong báo cáo khảo sát hàng tuần mới nhất của Kitco News, giới chuyên...

Giá đồng giảm sau khi đạt đỉnh chín tháng: Thị trường đối mặt áp lực từ chính sách thuế của Mỹ

Sau khi chạm mức cao nhất trong vòng chín tháng vào đầu tuần, giá đồng đã quay đầu giảm mạnh do tác động từ những đồn đoán về chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ. Sự biến động này cho thấy thị trường kim loại toàn cầu đang phản ứng mạnh với các yếu tố địa chính trị và kinh tế vĩ mô, đặc biệt là trong bối cảnh các nhà đầu tư ngày càng thận trọng trước những thay đổi chính sách thương mại từ Washington. ...

Giá bạc hôm nay 30/3/2025: Điều chỉnh sau đợt tăng mạnh

Sau chuỗi ngày tăng giá ấn tượng, thị trường bạc thế giới đã có phiên điều chỉnh trong ngày 30/3/2025. Giá bạc quay đầu giảm nhẹ, trong khi giá trong nước vẫn giữ được đà ổn định tại cả hai đầu cầu Hà Nội và TP.HCM. Giá bạc thế giới mất mốc đỉnh, trong nước ít biến động Ghi nhận vào sáng nay...

Giá gas hôm nay 30/3/2025: Tiếp tục giảm, dự báo gas tháng 4 sẽ còn “hạ nhiệt”?

Giá gas trong nước tiếp tục duy trì xu hướng giảm trong tháng 3/2025, phản ánh tác động trực tiếp từ thị trường thế giới. Trong bối cảnh giá gas quốc tế ổn định và mức dự trữ dồi dào tại nhiều khu vực, người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước đang hưởng lợi từ mức giá mới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo khả năng biến động trở lại trong thời gian tới. ...

Giá cà phê hôm nay 30/3/2025: Trong nước giảm nhẹ, thị trường quốc tế đi ngang

Giá cà phê hôm nay 30/3/2025 tại thị trường nội địa giảm không đáng kể, trung bình giảm khoảng 100 đồng/kg so với hôm qua. Trong khi đó, giá cà phê thế giới trên các sàn kỳ hạn chính duy trì xu hướng ổn định, với giao dịch đi ngang sau nhiều phiên biến động mạnh. Cà phê trong nước giảm nhẹ, nông dân tiếp tục...

Đọc nhiều