Thứ Hai, 21/04/2025
26 C
Hanoi

Đà Nẵng – Động lực tăng trưởng mới của miền Trung (Bài 1)


Bỏ lại phía sau những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, Đà Nẵng đã phục hồi và đang khẳng định vị thế là trung tâm kinh tế, tài chính và đổi mới sáng tạo của miền Trung.

LTS: Đà Nẵng – đô thị biển năng động bậc nhất miền Trung có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ, được ví như “Singapore của Việt Nam” trong tầm nhìn dài hạn. Việc được lựa chọn thí điểm thành lập Khu thương mại tự do, hay xây dựng Trung tâm tài chính khu vực đã đặt Đà Nẵng vào vị trí tâm điểm đầu tư trong giai đoạn sắp tới. Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam khởi đăng loạt bài “Đà Nẵng – Tâm điểm đầu tư mới của Việt Nam” nhằm mang đến cái nhìn từ toàn cảnh đến chi tiết bức tranh kinh tế – xã hội Đà Nẵng, qua đó góp phần nhỏ vào việc tuyên truyền, thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển thành phố.

Dữ liệu từ Cục Thống kê Đà Nẵng cho thấy, 2 tháng đầu năm 2025, kinh tế – xã hội Thành phố ghi nhận những chỉ số ấn tượng. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 2/2025 tăng 6,23% so với tháng trước và tăng 20,10% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, ngành chế biến chế tạo tăng 11,01%, sản xuất phân phối điện tăng 3,63%, và xử lý rác thải – nước thải tăng 5,17%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 2 tháng đầu năm đạt 24.068 tỷ đồng, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm trước. Các lĩnh vực nổi bật như dịch vụ tiêu dùng khác tăng 43,7%, lưu trú – ăn uống tăng 21,5%, bán lẻ hàng hóa tăng 16,3%.

Xuất khẩu hàng hóa đạt 341 triệu USD (tăng 17,6%), nhập khẩu 211 triệu USD (tăng 10,1%), giúp thành phố xuất siêu 130 triệu USD – đóng góp lớn vào cán cân thương mại. Tổng kim ngạch hai chiều đạt 552 triệu USD, tăng 14,6%. Trong lĩnh vực tài chính, thu ngân sách nhà nước đạt 6.280 tỷ đồng (tăng 35,3%), chi ngân sách 8.426 tỷ đồng (tăng 101,9%). Tiền gửi tiết kiệm đạt 135.000 tỷ đồng (tăng 2,9%) và dư nợ tín dụng toàn hệ thống giữ mức ổn định.

Đầu tư cũng khởi sắc với 545 doanh nghiệp mới đăng ký, tổng vốn đạt 1.287 tỷ đồng. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp giảm 5,6% so với cùng kỳ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 14 dự án, tổng vốn hơn 22 triệu USD. Về du lịch, tổng lượt khách lưu trú trong tháng 2/2025 đạt 797.000 lượt, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2024. Đáng chú ý, khách quốc tế tăng mạnh 48,3% với 836.000 lượt, trong khi khách nội địa giảm nhẹ 3,8%.

Sau giai đoạn chững lại bởi nhiều lý do, từ năm 2021, Đà Nẵng bắt đầu hồi phục với tốc độ tăng trưởng GRDP trung bình đạt 6–7% mỗi năm. Đặc biệt, năm 2022 tăng trưởng đạt 7,9%, cao hơn mức trung bình cả nước, thể hiện rõ năng lực phục hồi của nền kinh tế địa phương. Đến năm 2024, GRDP ước đạt 151.307 tỷ đồng (giá hiện hành), tăng gần 17.086 tỷ đồng so với năm 2023.

Đà Nẵng - đô thị biển năng động bậc nhất Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Trình
Đà Nẵng – đô thị biển năng động bậc nhất Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Trình

Sự tăng trưởng ấn tượng này không chỉ thể hiện ở con số tổng thể mà còn phản ánh rõ nét qua mức sống của người dân. GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 4.284 USD, và ước tính năm 2024 tăng lên 4.719 USD (tương đương khoảng 120 triệu đồng/người). Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người đạt mức 130–140 triệu đồng, đưa Đà Nẵng vươn lên dẫn đầu khu vực miền Trung về thu nhập.

Các chỉ số năng lực quản trị và điều hành của Đà Nẵng cũng là điểm nhấn nổi bật trong giai đoạn này. Cụ thể, Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tuy có sự dao động về thứ hạng nhưng vẫn duy trì điểm số ổn định: năm 2020 xếp hạng 5 (70,12 điểm), tăng lên hạng 4 năm 2021 (70,42 điểm), sau đó giảm xuống hạng 9 năm 2022 (68,52 điểm) và hạng 16 năm 2023 (68,79 điểm). Điều này cho thấy Đà Nẵng cần tăng tốc cải thiện thủ tục hành chính và môi trường đầu tư để cạnh tranh với các địa phương khác.

Trong khi đó, Chỉ số Cải cách Hành chính (PAR Index) của Đà Nẵng tiếp tục nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Thành phố được ghi nhận là một trong những địa phương thực hiện hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, minh bạch quy trình và cải thiện chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, Đà Nẵng còn là một trong những địa phương đi đầu về phát triển hạ tầng số, xây dựng thành phố thông minh và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đô thị, giáo dục, y tế và dịch vụ hành chính công. Điều này giúp nâng cao năng lực quản trị đô thị và là nền tảng quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế số.

Bước ngoặt 1997

Để thấy hết giá trị và vị thế mà Đà Nẵng có được hôm nay, chúng ta cùng nhìn lại hành trình 25 năm phát triển của thành phố, trong đó có những thời khắc ‘lận đận’ như ca từ trong một bài hát nổi tiếng của thành phố này. Năm 1997 đánh dấu bước ngoặt lịch sử khi Đà Nẵng chính thức là thành phố trực thuộc Trung ương với xuất phát điểm khá thấp. Dân số Đà Nẵng lúc này chỉ hơn 670.000 người, tổng thu ngân sách đạt 1.190,5 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng chỉ khoảng 760,9 tỷ đồng, còn thu nhập bình quân đầu người chỉ vỏn vẹn 318 USD/năm. Đó là bức tranh một đô thị ven biển đang ở bước khởi đầu của hành trình phát triển.

Đà Nẵng 'lộ xác' nhanh chóng sau thời điểm trở thành TP trực thuộc TƯ (năm 1997). Ảnh: Nguyễn Trình
Đà Nẵng ‘lộ xác’ nhanh chóng sau thời điểm trở thành TP trực thuộc TƯ (năm 1997). Ảnh: Nguyễn Trình

Thế nhưng, chỉ trong một thời gian ngắn, Đà Nẵng đã thay da đổi thịt ngoạn mục. Thành phố bắt đầu từ những bước đi căn cơ và mang tầm chiến lược. Quy hoạch giao thông đồng bộ, hiện đại đã giúp định hình lại không gian phát triển; hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ, từ cầu đường, sân bay cho tới các khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Những công trình như cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, đường Nguyễn Văn Linh, hầm chui sông Hàn… không chỉ thay đổi diện mạo thành phố mà còn là biểu tượng cho một Đà Nẵng năng động, hiện đại.

Đặc biệt, Đà Nẵng chú trọng cải cách hành chính và thu hút nhân tài. Chính điều này giúp thành phố trở thành điểm sáng trên bản đồ phát triển của cả nước. Thành phố liên tục nằm trong top đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), là nơi “đáng sống”, thu hút dòng vốn đầu tư FDI và sự dịch chuyển của dân cư có trình độ cao.

Trong giai đoạn 2000–2015, kinh tế Đà Nẵng duy trì mức tăng trưởng GRDP ấn tượng, bình quân từ 9–10%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, với tỷ trọng nông nghiệp dần thu hẹp, nhường chỗ cho công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, đặc biệt là du lịch. Ngành du lịch phát triển mạnh mẽ, đóng góp lớn vào GRDP và giúp thành phố khẳng định vị thế là điểm đến quốc tế hấp dẫn.

Chỉ số PCI phản ánh chất lượng điều hành kinh tế, môi trường đầu tư và mức độ thân thiện với doanh nghiệp tại các địa phương. Đà Nẵng từng giữ vị trí top đầu trong nhiều năm liền, tuy nhiên, từ năm 2020 đến 2023 đã có sự biến động rõ rệt:

2020: Xếp hạng 5 với 70,12 điểm

2021: Tăng lên hạng 4 với 70,42 điểm

2022: Giảm xuống hạng 9, đạt 68,52 điểm

2023: Tiếp tục giảm xuống hạng 16, dù điểm số tăng nhẹ lên 68,79 điểm

Mặc dù điểm số không giảm mạnh, nhưng thứ hạng giảm cho thấy áp lực cạnh tranh ngày càng cao.

Tuy nhiên, từ sau giai đoạn tăng trưởng nóng, kinh tế Đà Nẵng bắt đầu đối mặt với những lực cản. Giai đoạn 2018–2019, một số lãnh đạo thành phố bị phát hiện sai phạm trong quản lý đất đai, đầu tư và bị xử lý kỷ luật. Nhiều dự án lớn phải tạm dừng để phục vụ công tác thanh tra, rà soát, dẫn tới sự đình trệ trong dòng chảy đầu tư và phát triển hạ tầng.

Thách thức nghiêm trọng hơn ập đến khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Là một trong những tâm dịch đầu tiên và chịu ảnh hưởng nặng nề, Đà Nẵng – vốn phụ thuộc nhiều vào du lịch – gần như tê liệt. Năm 2020, lần đầu tiên kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng ghi nhận mức tăng trưởng âm – GRDP giảm 9,77%. Dù vậy, trong khó khăn, Đà Nẵng vẫn thể hiện bản lĩnh và sự linh hoạt. Các chính sách kích cầu đầu tư, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững được triển khai. Thành phố hướng mạnh vào công nghệ cao, dịch vụ số, logistics và phát triển đô thị thông minh. Đây cũng là tiền đề cho giai đoạn phục hồi và tăng tốc từ năm 2021 trở đi.

Tâm điểm đầu tư của miền Trung

Trong bối cảnh cả nước bước vào giai đoạn phát triển mới, với tăng trưởng được Chính phủ ‘chốt’ mức tối thiểu 8% năm 2025 và hai con số cho những năm tiếp theo, TP Đà Nẵng được dự đoán sẽ là tâm điểm đầu tư của khu vực miền Trung.

Ngày 26/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Nghị quyết số 136/2024/QH15, cho phép Đà Nẵng tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù trong 5 năm. Trong đó, điểm nhấn đột phá chưa từng có tiền lệ là việc thí điểm thành lập Khu thương mại tự do – một mô hình kinh tế đặc biệt nhằm thúc đẩy đầu tư, thương mại, tài chính và du lịch chất lượng cao.

Khu thương mại tự do của Đà Nẵng dự kiến có diện tích hơn 2.317 ha, với 10 vị trí không liền kề, kết nối với cảng Liên Chiểu và sân bay Đà Nẵng. Khu vực này bao gồm các phân khu chức năng như khu sản xuất, logistics, thương mại – dịch vụ, được bảo vệ bằng hàng rào cứng và áp dụng cơ chế quản lý hải quan riêng biệt. Các hoạt động trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài được coi như hoạt động xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương quốc tế.

Đà Nẵng – Động lực tăng trưởng mới của miền Trung (Bài 1)
Khu thương mại tự do có thể đóng góp 8–9% GRDP vào năm 2030 và tăng lên 25% vào năm 2050, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố thêm 1,7–2,4% mỗi năm. Ảnh: Nguyễn Trình

Theo dự báo, mô hình này có thể đóng góp 8–9% GRDP vào năm 2030 và tăng lên 25% vào năm 2050, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố thêm 1,7–2,4% mỗi năm. Về lao động, Khu thương mại tự do sẽ tạo việc làm cho khoảng 41.000 người vào năm 2030 và 137.000 người vào năm 2050. Thành phố đã hoàn thiện đề án, trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời thông qua danh mục 33 dự án ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật, cả trong và ngoài khu vực thí điểm.

Song song, Đà Nẵng tiếp tục được Bộ Chính trị lựa chọn là địa phương xây dựng Trung tâm tài chính khu vực, cùng với TP. Hồ Chí Minh – nơi đặt trung tâm tài chính quốc tế. Theo thông báo kết luận ngày 15/11/2024, Trung tâm tài chính Đà Nẵng sẽ áp dụng cơ chế quản lý đặc thù, linh hoạt, đồng thời xây dựng các cơ quan điều hành, giám sát và giải quyết tranh chấp theo chuẩn mực quốc tế.

Lộ trình phát triển trung tâm tài chính được chia làm hai giai đoạn: từ nay đến 2030, áp dụng tám nhóm chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế; từ 2030 đến 2035, triển khai đầy đủ các chính sách đang áp dụng tại các trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Ngoài ra, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã thống nhất chủ trương thành lập Ban chỉ đạo liên ngành và Tổ công tác đặc biệt để xây dựng, điều phối hoạt động của trung tâm tài chính.

Hiện nay, Đà Nẵng đã có những bước chuẩn bị cụ thể: Quy hoạch khu phức hợp tài chính – thương mại – giải trí cao cấp “Đà Nẵng Gateway” tại Võ Văn Kiệt, quy mô hơn 6 ha; phê duyệt khu phố tài chính quốc tế An Đồn; dự kiến bố trí không gian Fintech 9,7 ha gần Công viên phần mềm số 2 để đón đầu xu hướng công nghệ tài chính.

Định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2045, Đà Nẵng sẽ phát triển trên 3 trụ cột chính, gồm Du lịch, Công nghiệp công nghệ cao và Kinh tế biển. TP tập trung đầu tư, phát triển 5 lĩnh vực mũi nhọn, trong đó có cảng biển, hàng không gắn với logistics; Công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông gắn với nền kinh tế số.

Mới đây, ngày 5/3, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP liên quan đến việc phát triển trung tâm tài chính tại Việt Nam, đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Đây là bước đi quan trọng nhằm hiện thực hóa chủ trương của Đảng, đồng thời nâng cao vị thế Việt Nam trên bản đồ tài chính khu vực. Trong đó, Đà Nẵng được xem là địa phương đầy tiềm năng nhờ vào vị trí địa lý chiến lược, kết nối thuận lợi với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và ASEAN.

Thành phố còn sở hữu hạ tầng hiện đại, môi trường đầu tư thuận lợi và nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, Đà Nẵng nhiều năm liền dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), thể hiện rõ sự điều hành minh bạch và hiệu quả. Lãnh đạo thành phố cũng chủ động tìm hiểu mô hình trung tâm tài chính thành công, như Singapore, để tích lũy kinh nghiệm

Với quyết tâm mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và sự đồng hành của doanh nghiệp, Đà Nẵng đang dần hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm tài chính và thương mại tự do hàng đầu khu vực. Hai đòn bẩy chiến lược – Khu thương mại tự do và Trung tâm tài chính – hứa hẹn tạo bước ngoặt quan trọng, giúp Đà Nẵng bứt phá và đóng vai trò đầu tàu tăng trưởng miền Trung trong kỷ nguyên mới của đất nước.

Bài 2: Thu hút FDI – Cách Đà Nẵng trở thành ‘điểm đến không thể bỏ qua’

‘Lót ổ’ đón dòng vốn khủng

Từ xuất phát điểm thấp, Đà Nẵng vươn lên thành trung tâm kinh tế năng động bậc nhất miền Trung nhờ thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI trong nhiều năm qua. ...

Ấn tượng Triển lãm “Đà Nẵng

Triển lãm được TP Đà Nẵng tổ chức trên khuôn viên hơn 10.800m2 với các khu vực về kinh tế - xã hội; an ninh quốc phòng và khu vực doanh nghiệp. ...

Cùng chuyên mục

Đọc thêm

Dự báo giá heo hơi ngày 1/4/2025: Kỳ vọng phục hồi hay tiếp tục dò đáy?

Thị trường heo hơi cả nước đang chứng kiến chuỗi ngày giảm giá kéo dài, đặc biệt tại khu vực miền Bắc và miền Trung. Bước sang tháng 4/2025, liệu giá heo hơi có thể hồi phục khi nguồn cung vẫn dồi dào nhưng nhu cầu tiêu thụ chưa thực sự khởi sắc? Dự báo giá...

Dự báo giá tiêu ngày 1/4/2025: Sẽ chạm mốc mới sau khi neo cao nhiều ngày?

Giá tiêu trong nước hiện đang duy trì ở mức cao nhất kể từ đầu năm 2025. Dù thị trường thế giới có một số điều chỉnh nhẹ, nhưng xu hướng giữ hàng chờ giá lên của nông dân tiếp tục góp phần đẩy giá tiêu trong nước neo ở vùng đỉnh. Liệu giá tiêu ngày mai 1/4 có tiếp tục đi ngang hay bật tăng? ...

Dự báo giá cà phê ngày 1/4/2025: Liệu có bứt phá đầu tháng mới?

Giá cà phê trong nước tiếp tục neo ở mức cao khi người dân Tây Nguyên giữ hàng chờ giá tốt hơn. Trong khi đó, thị trường thế giới ít biến động trước thông tin về nguồn cung mới từ Nam Mỹ. Liệu giá cà phê ngày mai (1/4/2025) có bước sang tháng mới với đà tăng mới? ...

Giá gas hôm nay 31/3/2025: Thị trường trong nước có thể tiếp tục “đi xuống”?

Giá khí tự nhiên thế giới tăng 2,39% trong ngày 31/3/2025, mở ra nhiều khả năng điều chỉnh giá gas trong nước vào tháng 4. Trong nước, dự báo giá gas có thể sẽ còn tiếp tục giảm trong tháng tới. Giá gas hôm nay 30/3/2025: Tiếp tục giảm, dự báo gas tháng 4 sẽ còn...

Thị trường kim loại quý hôm nay 31/3/2025: Vàng “lấp lánh” trở lại ngôi vương, bạc bất ngờ suy giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay lập đỉnh mới 100,6 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tái lập mốc lịch sử, trong khi giá bạc có sự suy giảm nhẹ và kim loại đồng quay đầu do ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ. Giá vàng: Vàng miếng và vàng nhẫn lập đỉnh, chênh lệch với thế giới nới rộng Kết thúc tuần giao...

Giá cao su hôm nay 31/3/2025: Bật tăng trước diễn biến xấu ở Thái Lan

Giá cao su ngày 31/3/2025 ghi nhận xu hướng tăng nhẹ tại các thị trường chủ chốt như Trung Quốc và Nhật Bản. Nguyên nhân chủ yếu đến từ lo ngại thời tiết xấu tại Thái Lan – quốc gia sản xuất cao su lớn nhất thế giới – có thể ảnh hưởng đến sản lượng ngắn hạn. Tuy Thị trường cao su thế giới: Tăng...

“Vàng đen” trở lại: Giá nông sản này tăng cao nhất 9 năm, nông dân Tây Nguyên trúng lớn

Đang là chính vụ hồ tiêu tại Đắk Lắk – nơi được mệnh danh là “vương quốc vàng đen” của Tây Nguyên. Những trụ tiêu cao vút, nặng trĩu hạt đỏ xen lẫn xanh đung đưa dưới nắng cháy, báo hiệu một mùa thu hoạch đầy hy vọng trong bối cảnh giá tiêu tăng cao nhất từ năm 2016 đến nay. ...

Dự báo giá gas tháng 4/2025: Giá trong nước tiếp tục “hạ nhiệt”?

Giá gas trong nước tháng 3/2025 tiếp tục xu hướng giảm mạnh, kéo dài chuỗi điều chỉnh giá từ đầu năm. Với mức giảm từ 2.000–10.500 đồng/bình, thị trường đang mở ra kỳ vọng giá gas tháng 4 sẽ tiếp tục “hạ nhiệt” – giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí năng lượng. ...

Giá bạc hôm nay 31/3/2025: Có biến động lạ trong khi vàng lại “cá chép hóa rồng”

Giá bạc ngày 31/3/2025 ghi nhận giảm nhẹ tại một số doanh nghiệp, trong khi giá vàng giữ nguyên mức cao, tiếp tục vượt mốc 100 triệu đồng/lượng, duy trì chênh lệch lớn so với giá quốc tế. Giá bạc giảm nhẹ, thị trường xuất hiện tín hiệu đầu cơ mới Tại Hà Nội, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý niêm...

Giá kim loại đồng hôm nay 31/3/2025: Giảm mạnh sau mốc kỷ lục, áp lực từ thuế quan Mỹ gia tăng

Giá kim loại đồng ngày 31/3/2025 giảm 0,8% xuống 9.778,4 USD/tấn do lo ngại về chính sách thuế nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Thị trường đồng chịu áp lực bán sau khi đạt đỉnh chín tháng vào đầu tuần. Áp lực từ thuế quan khiến giá kim loại đồng quay đầu giảm Theo ghi nhận mới nhất, sau khi vượt mốc 10.000 USD/tấn...

Giá thép hôm nay 31/3/2025: Giá thép cuộn cán nóng biến động trái chiều

Giá thép trong nước ngày 31/3/2025 ổn định quanh mức 13.400 – 14.000 đồng/kg, trong khi thị trường thép quốc tế ghi nhận biến động trái chiều tại Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và châu Âu. Giá thép xây dựng trong nước Tính đến ngày 31/3/2025, giá thép xây dựng nội địa duy trì ổn định, không có biến động lớn so với...

EU mạnh tay với LNG Nga: Cấm tái xuất tại khắp các cảng châu Âu, nhưng đây là lý do Nga vẫn “sống khỏe”

Lệnh cấm tái xuất khí hóa lỏng (LNG) của Nga qua các cảng châu Âu chính thức có hiệu lực, đánh dấu một bước đi cứng rắn từ EU nhằm hạn chế nguồn thu năng lượng của Moscow. Dù chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng lượng xuất khẩu LNG của Nga, lệnh cấm này vẫn có thể khiến Moscow gặp khó về hậu cần và chi phí. ...

Giá sầu riêng hôm nay 31/3/2025: Thị trường chững lại, giá mua vào phân hóa theo loại

Giá sầu riêng hôm nay 31/3/2025 tại thị trường Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ghi nhận mức chững lại so với cuối tuần trước, tuy nhiên mức giá thu mua có sự phân hóa rõ nét giữa các loại và từng kho thu mua. Giá sầu riêng Thái A tại một số kho vẫn duy trì ở mức cao, từ 120.000 – 125.000 đồng/kg, tuy...

Giá lúa gạo hôm nay 31/3/2025: Thị trường đi ngang, gạo xuất khẩu giữ đà tăng nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn giữ nhịp ổn định. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu duy trì đà tăng nhẹ cuối tháng 3, ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường quốc tế. Giá lúa tươi ổn định, giao dịch chậm Theo cập nhật mới nhất từ Sở Nông nghiệp và...

Giá heo hơi hôm nay 31/3/2025: Giảm mạnh, nhiều nơi chạm đáy 66.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay (31/3) tiếp tục giảm tại miền Bắc, duy trì ổn định ở miền Nam và có xu hướng chững lại tại miền Trung - Tây Nguyên. Trong khi đó, dịch tả heo châu Phi vẫn là mối đe dọa lớn tại nhiều địa phương có tổng đàn lớn. Miền Bắc: Giá heo hơi giảm mạnh, nhiều nơi chạm đáy 66.000 đồng/kg...

Giá xăng dầu hôm nay 31/3/2025: Dầu thế giới giảm nhẹ, xăng trong nước giữ mức cao

Giá xăng dầu hôm nay ngày 31/3/2025 tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm nhẹ trên thị trường thế giới, trong khi thị trường nội địa vẫn duy trì mặt bằng giá cao sau kỳ điều chỉnh gần nhất. Cập nhật từ trang Oilprice lúc 4h sáng, dầu WTI và Brent đều giảm phiên thứ hai liên tiếp. Giá dầu thô thế giới giảm nhẹ ...

Giá cà phê hôm nay 31/3/2025: Thị trường thăm dò, giá đi ngang, nông dân vẫn găm hàng

Giá cà phê hôm nay 31/3/2025 trên thị trường nội địa và quốc tế duy trì xu hướng đi ngang sau chuỗi phiên điều chỉnh. Cập nhật lúc 4h30 từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), các mức giá đang phản ánh trạng thái thăm dò của thị trường, khi nguồn cung có xu hướng tăng nhưng tâm lý găm hàng vẫn chiếm ưu thế. ...

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025: Thị trường ổn định, giá neo ở mức cao do nguồn cung hạn chế

Giá tiêu hôm nay tại thị trường nội địa tiếp tục đi ngang, giữ ổn định ở mức cao nhờ tâm lý găm hàng của nông dân và nhu cầu xuất khẩu lớn. Giá tiêu thế giới cũng duy trì trạng thái bình ổn dù Indonesia ghi nhận mức giảm nhẹ trong tuần qua. Giá tiêu trong nước hôm nay 31/3: Giao dịch quanh mốc 159.000...

Động đất Myanmar khiến giá một kim loại công nghiệp tăng vọt, Trung Quốc “đứng ngồi không yên”

Trận động đất mạnh 7,7 độ tại Myanmar không chỉ gây ra thảm họa nhân đạo mà còn làm rung chuyển thị trường kim loại toàn cầu. Mặt hàng này quan trọng trong sản xuất điện tử - bất ngờ vọt lên đỉnh hai tuần do lo ngại nguồn cung từ Myanmar bị gián đoạn nghiêm trọng. Giá thiếc chuẩn trên Sàn giao dịch kim loại...

Tác giả “Cha giàu, cha nghèo” chỉ ra loại tài sản có thể vượt mặt vàng và Bitcoin trong hai tháng tới

Robert Kiyosaki – tác giả cuốn sách tài chính nổi tiếng toàn cầu “Cha giàu, cha nghèo” – vừa đưa ra dự báo bất ngờ về một tài sản có hiệu suất tốt nhất trong ngắn hạn, thậm chí vượt mặt cả vàng và Bitcoin trong vòng hai tháng tới. Trong một bài viết chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội X (trước đây là...

Giá vàng lập đỉnh lịch sử, người Ấn tăng mua ETF vàng chưa từng thấy

Khi thị trường chứng khoán Ấn Độ suy yếu và giá vàng lập đỉnh lịch sử, người dân nước này đã chuyển dòng tiền mạnh mẽ sang các quỹ ETF vàng và gia tăng vay vốn bằng cách thế chấp vàng. Đây được xem là làn sóng đầu tư mới của các hộ gia đình Ấn Độ giữa bối cảnh bất ổn kinh tế trong và ngoài nước. ...

Dự báo giá cà phê hôm nay 31/3/2025: Trong nước “quay xe”, dấu hiệu phục hồi sau chuỗi ngày giảm giá?

Giá cà phê hôm nay (30/3) tại khu vực Tây Nguyên giảm nhẹ, phản ánh diễn biến lặng sóng của thị trường thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh cung hạn chế và nhu cầu xuất khẩu vẫn lớn, liệu giá cà phê ngày mai có khả năng bật tăng trở lại? Dự báo giá cà...

Dự báo giá tiêu ngày 31/3/2025: Giữ đỉnh, liệu tháng 4 sẽ thiết lập kỷ lục mới?

Giá tiêu hôm nay (30/3/2025) đi ngang tại các tỉnh trọng điểm nhưng vẫn duy trì vùng đỉnh nhiều năm trở lại đây, dao động từ 159.000 – 160.000 đồng/kg. Dự báo thị trường ngày mai sẽ tiếp tục ổn định, trong bối cảnh nguồn cung bị siết và nhu cầu xuất khẩu tăng cao. Dự...

Dự báo giá heo hơi ngày 31/3/2025: Dư cung, sức mua yếu, giá sẽ còn “rớt thảm”?

Giá heo hơi hôm nay (30/3/2025) tiếp tục giảm sâu ở cả ba miền, đặc biệt là miền Bắc – nơi ghi nhận mức thấp nhất cả nước. Với nguồn cung dồi dào nhưng sức mua yếu, thị trường được dự báo sẽ tiếp tục trầm lắng trong những ngày tới. Dự báo giá heo hơi...

Giá xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ và Trung Quốc đồng loạt tăng, chạm mốc cao nhất trong gần 1 năm

Bất chấp khối lượng xuất khẩu giảm, giá bình quân tôm Việt Nam xuất sang Mỹ và Trung Quốc trong tháng 2/2025 đều tăng mạnh, đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2023. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành tôm giữa lúc cạnh tranh toàn cầu vẫn gay gắt. Theo Undercurrent News, tháng 2/2025 ghi nhận nhiều biến động trái chiều trong xuất khẩu...

Giá vàng tuần tới được dự báo tiếp tục tăng mạnh, giới chuyên gia lạc quan, ngưỡng quan trọng đang ở rất gần

Theo khảo sát mới nhất từ Kitco News, đa số chuyên gia tài chính và nhà phân tích thị trường tin rằng giá vàng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tuần tới, giữa bối cảnh căng thẳng địa chính trị, áp lực lạm phát và các yếu tố kinh tế bất định. Trong báo cáo khảo sát hàng tuần mới nhất của Kitco News, giới chuyên...

Giá đồng giảm sau khi đạt đỉnh chín tháng: Thị trường đối mặt áp lực từ chính sách thuế của Mỹ

Sau khi chạm mức cao nhất trong vòng chín tháng vào đầu tuần, giá đồng đã quay đầu giảm mạnh do tác động từ những đồn đoán về chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ. Sự biến động này cho thấy thị trường kim loại toàn cầu đang phản ứng mạnh với các yếu tố địa chính trị và kinh tế vĩ mô, đặc biệt là trong bối cảnh các nhà đầu tư ngày càng thận trọng trước những thay đổi chính sách thương mại từ Washington. ...

Giá bạc hôm nay 30/3/2025: Điều chỉnh sau đợt tăng mạnh

Sau chuỗi ngày tăng giá ấn tượng, thị trường bạc thế giới đã có phiên điều chỉnh trong ngày 30/3/2025. Giá bạc quay đầu giảm nhẹ, trong khi giá trong nước vẫn giữ được đà ổn định tại cả hai đầu cầu Hà Nội và TP.HCM. Giá bạc thế giới mất mốc đỉnh, trong nước ít biến động Ghi nhận vào sáng nay...

Giá gas hôm nay 30/3/2025: Tiếp tục giảm, dự báo gas tháng 4 sẽ còn “hạ nhiệt”?

Giá gas trong nước tiếp tục duy trì xu hướng giảm trong tháng 3/2025, phản ánh tác động trực tiếp từ thị trường thế giới. Trong bối cảnh giá gas quốc tế ổn định và mức dự trữ dồi dào tại nhiều khu vực, người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước đang hưởng lợi từ mức giá mới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo khả năng biến động trở lại trong thời gian tới. ...

Giá cà phê hôm nay 30/3/2025: Trong nước giảm nhẹ, thị trường quốc tế đi ngang

Giá cà phê hôm nay 30/3/2025 tại thị trường nội địa giảm không đáng kể, trung bình giảm khoảng 100 đồng/kg so với hôm qua. Trong khi đó, giá cà phê thế giới trên các sàn kỳ hạn chính duy trì xu hướng ổn định, với giao dịch đi ngang sau nhiều phiên biến động mạnh. Cà phê trong nước giảm nhẹ, nông dân tiếp tục...

Đọc nhiều